Tuesday, 28 April 2015

Nguyên nhân của tội ác, nghèo đói, lạc hậu


Những yếu tố chính trị, lịch sử thời Nguyễn đã dẫn đến việc phân chia định giới ba miền: Bắc, Trung, Nam? Có thể người xưa dựa vào tính chất địa phương, bản sắc văn hóa truyền thống ở mỗi vùng miền để có sự phân chia như nói trên. Khi người Pháp đem quân sang xâm lược họ đã tận dụng, khai thác triệt để tính cách vùng miền với ý tưởng đặt nền móng thống trị lâu dài. Vì vậy họ đã phân chia Việt Nam thành ba miền: miền Bắc bảo hộ, miền Trung tự trị, miền Nam thuộc địa; chính sự phân chia này đi kèm với nền văn hóa Pháp đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm tính của người dân ở mỗi vùng miền ngày càng rõ nét.


Chúng ta thử tìm hiểu xem tính cách địa phương ở mỗi vùng miền ấy là gì?


vietnam-map-300x600


– Trời ban cho người miền Bắc thật giỏi tài ăn nói, mỗi khi họ mở miệng ra thì đủ thứ văn chương, chữ nghĩa như được sắp sẵn trong đầu hoặc chứa đầy trong bụng cứ gặp dịp là tuôn ra mà không cần suy nghĩ. Tuy nhiên người miền Bắc: “Họ nói vậy mà không phải vậy, họ nói nhiều làm ít, nói giỏi hay hơn làm và thường lời nói không đi đôi với việc làm”. Chính vì lời nói không đi đôi với việc làm lâu ngày cái tâm, cái tầm của họ mất dần đi sự trong sáng, minh bạch? Điều này dễ dàng nhận ra kể từ khi giới thống trị miền Bắc giành được chính quyền, họ chỉ lo đau đáu tập trung quyền lực nhằm thiết đặt nền móng vào sự cai trị độc quyền. Ngoài cửa miệng họ mạnh mẽ lên án chế độ phong kiến nhưng thực sự trong tư tưởng của họ lại nặng nề bản chất phong kiến: “Vì họ chính là những vị vua, quan cách mạng bởi sự mong muốn phục tùng tuyệt đối của dân chúng. Nền tảng chuyên chính vô sản hình thức của họ chính là sản phẩm của một tập đoàn thống trị mị dân, một nhà nước Cộng hòa dân chủ giả hiệu bởi sự cai trị độc đoán, chuyên quyền”? Như vậy chúng ta có thể kết luận kể từ khi giới thống trị đem tư tưởng macxit ngoại lai ươm tạo, kết hợp cùng với tinh thần phong kiến kiểu cũ chúng đã biến những vị vua, quan cách mạng trở nên thần thánh, vĩ đại; biến xã hội miền Bắc trong phút chốc quay lưng với văn hóa truyền thống nhân bản của người Việt xưa, đồng thời tẩy não và đẩy nhiều thế hệ trẻ lao vào cuộc chiến nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn giữa những người cùng cội nguồn dân tộc với nhau.


– Đất đai miền Trung từ Thanh Hóa, Nghệ An trở vào đến Ninh Thuận, Bình Thuận vốn dĩ là dãy đất: “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, lại gần trăm năm sống trong cảnh một cổ hai tròng thực dân, phong kiến bị bốc lột đến tận xương tủy nên đã biến người dân xứ này dù đi bất cứ ở đâu, sinh sống bất cứ ở nơi nào và cho dù thành đạt, giàu có họ vẫn không thể từ bỏ được thói quen tằn tiện, tính toán, chi li? Tuy nhiên theo luật bù trừ, nhiều bậc vua, chúa, tướng tài, chính trị gia lỗi lạc được sản sinh trên dãy đất miền Trung! Người dân miền này đa phần siêng năng, chịu khó, ham học và họ cố học sống, học chết vì họ thừa hiểu chỉ có con đường học vấn, đỗ đạt mới mong thoát khỏi đói khổ, nghèo hèn. Với đời sống cơ cực, khó nghèo đeo đẳng nên người miền Trung dễ dàng mắc phải cái bẩy tuyên truyền: “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào – xây dựng đất nước to đẹp, đàng hoàng”. Mỹ cút, ngụy nhào hơn bốn mươi năm to đẹp đâu chẳng thấy chỉ thấy đất đai miền Trung, Tây nguyên đang bị khai thác cạn kiệt theo kiểu tận diệt tài nguyên, biển đảo miền Trung đang bị bọn điếm đàng Trung cộng lấn át dần và đàng hoàng đâu chẳng thấy chỉ thấy toàn bọn cường hào, ác bá một lũ cô hồn, các đảng, lưu manh, đĩ bợm, xảo trá đang hoành hành khắp nơi.


– Xứ phương Nam được thiên nhiên ưu đãi vì vậy người miền Nam thường hay ỷ lại không biết dành dụm, tích lủy? Họ thường “ăn trước, trả sau”; làm ra mười đồng tiêu xài đến mười ba, mười bốn đồng và cả năm làm lụng vất vả chỉ để vui chơi trong ba ngày Tết. Tính cách người Nam rộng rãi, thực bụng, trọng tín “ruột để ngoài da”, tuy vậy đây chính là nhược điểm so với lối sống thực dụng ngày nay, bởi lòng tốt đặt không đúng chỗ dễ dàng bị mắc bẫy, lợi dụng và khai thác. Người miền Nam lại thường hay sĩ diện hão, mỗi khi lỡ hứa hẹn điều gì họ cố quyết tâm thực hiện cho bằng được; nhất là trong sự phấn khích của rượu, bia họ thường nhận lãnh những hậu quả khó lường, vừa gây hại cho bản thân, vừa thiệt thòi cho gia đình. Mặt khác tính cộng đồng người Nam không cao, không có sự gắn kết chặt chẽ như cộng đồng Bắc-Trung, ngay trong dòng tộc nội, ngoại, gia đình ruột thịt vẫn thường xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, bất hòa. Trong cộng đồng người Việt đang sinh sống tại hải ngoại ngày nay cũng mắc phải nhược điểm này: dù có chung hoàn cảnh tan nhà, nát cửa bỏ xứ ra đi nhưng họ vẫn hay chia rẽ, bất hòa; thường bôi nhọ, vu khống lẫn nhau.


Tính cách cộng đồng người Bắc–Trung liều lĩnh, gan lì, gia trưởng, nhiều thủ đoạn! Có thể trong quá khứ cha ông, tổ tiên xưa kinh qua nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm? Chẳng phải ngẫu nhiên mà ở các tỉnh phía Bắc vẫn đang cổ xúy cho những lễ hội như: Chém Heo, Đâm Trâu, Chọi trâu, vì từ xa xưa nó đã từng là những tập tục truyền thống nhằm nhắc nhở hun đúc tinh thần dũng cảm, lăn xả giết giặc… (phải chăng xã hội bạo lực ngày nay đã khởi nguồn từ những lễ hội này? Trong tương lai không xa, trên khắp đất nước sẽ có nhiều lễ hội tương tự sẽ phát triển và trở thành truyền thống như: lễ hội chém người thay cho chém heo, đâm trâu, lễ hội đốt xác, thiêu sống và đặc biệt là lễ hội tra tấn, treo cổ ở các trại tạm giam). Tính cách người Nam e dè, nhút nhát điều đó dễ nhận ra qua lời ăn, tiếng nói và trong cách ứng xử. Văn hóa truyền thống miền Nam chỉ có những lễ hội cầu thái bình, an lạc, cầu cho mưa thuận, gió hòa; không có những lễ hội máu me như kể trên. Như vậy có thể nói làn sống di dân ồ ạt đổ vào Nam sau sự kiện lịch sử ngày 30/4/1975 đã làm cho nền tảng văn hóa truyền thống người phương Nam thay đổi sâu sắc vì đã kéo theo vào miền Nam nhiều thói hư, tật xấu: đó là tính thực dụng, gian trá và bất chấp tội ác.


Nguyên nhân tội ác lan tràn ngày nay chính là kết quả của việc ông Hồ Chí Minh đã mang hạt giống XHCN như một thứ bùa mê, thuốc lú đem về gieo trồng trên đất Bắc và chỉ có ông mới sai khiến, khuất phục được thứ hạt giống đỏ do ông lai tạo! Lúc ông chết đi, loại mầm ươm ấy đã trở thành thứ ngãi hoang vô chủ tung hoành, gieo rắc đau thương trên đất nước Việt Nam; không những thế nó còn là mối thảm họa diệt vong cho cội nguồn dân tộc ngày nay? Thật vậy kể từ khi có thứ tà giáo ngoại lai xâm nhập trên đất Bắc thì ở miền Bắc đã có cuộc: “Cải cách ruộng đất” long trời, lỡ đất (1953-1954); đã có “Nhân văn giai phẩm” đầy uất nghẹn và oan khuất (1959-1960). Và ở miền Nam Quốc Gia vào ngày 30/4/1975 đã có “Học tập cải tạo” gây nên thảm cảnh chồng vợ ly tán, cha mẹ lìa xa con; có những vùng kinh tế mới xua đuổi thị dân và vợ con binh lính, sĩ quan VNCH ra khỏi nội thành, thị trấn; có cảnh đốt sách vở, phá hủy văn hóa miền Nam dưới danh xưng bài trừ văn hóa đồi trụy; có những cảnh trấn lột, cướp bóc dưới danh nghĩa đánh tư sản; đã có sự u mê trong cách quản lý điều hành đất nước, trong canh tác, sản xuất làm cho kinh tế đất nước hoang tàn; công nghiệp lạc hậu so với thế giới hơn trăm năm dài.


Tinh thần dân tộc của người Việt cao đến đâu? Trên thực tế tinh thần dân tộc Việt không cao, tính đoàn kết cũng không bền chặt như nhiều người nhầm tưởng? Vì “Tinh thần dân tộc” chỉ thể hiện khi đất nước gặp họa xâm lăng, và “Tinh thần đoàn kết” chỉ trỗi dậy mạnh mẽ lúc bị ngoại bang đè đầu, cưỡi cổ? Vì mỗi khi chiến tranh kết thúc những bộ máy thống trị thường xây dựng chính quyền trên máu và nước mắt hoặc sẽ bắt đầu bằng những cuộc chiến: tranh giành quyền lực, củng cố địa vị, tụ tập phe nhóm, liên minh, liên kết đấu đá, bách hại lẫn nhau (như đã từng xảy ra trong lịch sử: nhà Trần giết hại con cháu nhà Lý; Vua Lê Thái Tổ giết hại công thần; nhà Tây Sơn trốc nả con cháu nhà Nguyễn, Vua Gia Long đào mồ-cốt mả, truy sát quân tướng nhà Tây Sơn; Vua Minh mạng, bắt đạo Thiên Chúa, áp dụng chính sách“bế quan tỏa cảng” và ngày 30/4/75 bạo chúa Lê Duẫn chủ trương bắt tập trung cải tạo, áp đặt chính sách “ngăn sông cấm chợ”…) Và những thành phần bị ngược đãi, bị tổn thương sau cuộc chiến là những người nông dân ít học, thiếu hiểu biết? Họ chính là lực lượng tiên phong, chủ lực trực tiếp xông pha đương đầu dưới lằn tên, mũi đạn bất chấp sống chết, thương tật trong những cuộc chiến giành độc lập. Nhưng thật trớ trêu thay! Mỗi khi chiến tranh kết thúc họ lại bị chính thành phần mà họ đã từng phò tá, ủng hộ, nuôi giấu, che chở quay ngoắc, trở mặt đè đầu, cưỡi cổ và bóc lột bằng đủ loại sưu cao, thuế nặng; bị tước đoạt mất cả đất đai, nhà cửa, ruộng vườn và phải tự bơi trong biển đời mênh mông trong lao nhọc, khó nghèo từ thế hệ này sang đến thế hệ khác.


Chu kỳ lịch sử đấu tranh sẽ tái hiện nếu mâu thuẫn xã hội không được giải quyết một cách hài hòa, thấu đáo? Bất công xã hội nảy sinh từ sự phân hóa giàu nghèo: bởi hầu hết cán bộ, quan chức ngày nay đều làm giàu trên mồ hôi, xương máu, bằng sự tước đoạt công sức lao động của dân chúng. Bất công xã hội lại bắt nguồn từ tầng lớp thống trị đã lợi dụng những chủ trương, chính sách bất minh “sở hữu toàn dân, quy hoạch phát triển…” để thâu tóm nhà cửa, chiếm đoạt đất đai, ruộng vườn là những tài sản từ bao thế hệ cha ông, tổ tiên tích cóp để lại cho con cháu. Tình trạng hàng triệu công nhân đang phải vất vả bán sức lao động với đồng lương rẻ mạt không tương xứng với công sức lao động mà họ bỏ ra, với viễn ảnh bệnh tật rình rập chờ đón, kèm với một tương lai mờ mịt, đen tối. Họ chính là con cháu của những gia đình nông dân và dân nghèo thành thị bị ảnh hưởng bởi những chính sách quy hoạch, thu hồi đất đai gây ra. Khi mâu thuẩn tích tụ, dồn nén đến đỉnh điểm tự nó sẽ nhen nhóm thành những đóm lửa âm ỉ và chực chờ bùng phát khi gặp cơn gió mạnh. Sự phản kháng của nông dân, của tầng lớp dân nghèo và của hàng triệu công nhân sẽ trở thành cơn cuồng nộ dữ dội tương tự như những cơn sóng ngầm ẩn mình dưới lòng biển sâu, nó sẽ càn quét và quét sạch mọi thứ cặn bả, rác rưỡi đang tràn ngập trên mảnh đất Việt Nam.


Tinh thần trung quân, ái quốc của dân tộc Việt, lẫn các giá trị truyền thống văn hóa nhân bản của cha ông xưa bốn mươi năm qua đã bị dập tắt, bị chà đạp, nhấn chìm? Nền tảng độc lập, tự chủ quốc gia và tương lai, vận mệnh của dân tộc ngày nay đang bị đào bới đến tận gốc rễ? Chủ quyền thiêng liêng về biên giới, hải đảo đang bị lấn át; nền tảng chính trị – kinh tế lần hồi bị lệ thuộc, tai họa mất nước ngày càng đến gần. Kẻ thù xâm lược phương Bắc ngày càng hung hăng, hiếu chiến không bỏ qua bất cứ mọi thủ đoạn đê hèn nào trong việc mưu toan thôn tính lãnh thổ và đồng hóa các dân tộc. Bài học nhãn tiền từ các dân tộc thiểu số: Tân Cương, Tây Tạng, nội Mông và những viễn ảnh ngàn năm bắc thuộc của quá khứ liệu có lập lại ở thời tương lai? Hỡi những nhà kỹ trị quốc gia hãy dẹp bỏ đi thói kêu ngạo cộng sản, đừng mãi mê sảng trong hào quang chiến thắng hảo huyền; hãy sáng mắt, sáng lòng xây dựng nên một thể chế chính trị – xã hội nhân bản, một nước Việt Nam phát triển bền vững, phồn vinh. Hỡi những người Việt Nam chân chính hãy thức tỉnh lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc: “Hãy đặt lợi ích Quốc gia, dân tộc lên trên mọi lợi ích thấp hèn”.  


Đàn Chim Việt



Nguyên nhân của tội ác, nghèo đói, lạc hậu

No comments:

Post a Comment

Đại Họa Mất Nước